Những nguyên tắc tập ăn dặm cho bé mẹ nào cũng cần biết

Thời gian cập nhật: 2014-12-08 14:45:38


Những nguyên tắc tập ăn dặm cho bé mẹ nào cũng cần biết

Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, phát triển không còn tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ nữa.

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng nhằm bổ sung cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Đây cũng dược xem là quá trình tập ăn giúp bé quen dần với mùi vị của các loại thức ăn khác nhau. Mặc dù quan trọng như thế nhưng không ít mẹ lại thiếu những kiến thức cơ bản nhất để chuẩn bị thực đơn cho con.

Một số quy tắc sau đây hy vọng sẽ giúp cho bé có một khởi đầu tốt đẹp khi bước vào giai đoạn ăn dặm.

an dam 1

Thời điểm bắt đầu và kết thúc phải chuẩn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ nên bắt đầu giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ ngày trong khi lúc này trẻ cần 700 kcal/ ngày. Do đó cần bổ sung thức ăn cần thiết để bù đắp năng lượng bị thiếu. Nhưng mẹ nên nhớ là sau 24 tháng thì nên kết thúc giai đoạn ăn dặm cho bé vì nếu kéo dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều rắc rối như không biết nhai hoặc khó hoà nhập ở trường lớp vì ăn theo chế độ ăn khác.

Ăn từ ít đến nhiều

Quy tắc đầu tiên cần phải nhớ là nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bột với một nửa bát con, làm như thế 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên thì cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc này vì hệ tiêu hoá của bé còn yếu nếu cho ăn quá nhiều bột rất có thể khiến con bị rối loạn tiêu hoá.

Từ loãng đến đặc

Do con đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn thì mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha nên pha thành hỗn lợp loãng, mịn và sánh như kem là được.

an dam 3

Từ ngọt đến mặn

Khi tập cho con ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau khoảng 2 -4 tuần thì mới nên nấu bột mặn cho bé.

Cho con làm quen với một loại thức ăn trong 3 -5 ngày

Đây là cách để phát hiện xem bé có bị dị ứng với thực phẩm hay không. Sau khoảng 3 – 5 ngày nếu bé không phản ứng gì với loại thức ăn đó, không bị rối loạn tiêu hoá, phát ban… thì mới bắt đầu cho con tập sang loại thức ăn khác.

Dầu ăn là điều tối quan trọng với trẻ

Không cho dầu ăn hoặc cho rất ít dầu ăn chính là không cung cấp đủ năng lượng cho con. Thực ra dầu ăn rất dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu. Hơn thế nữa dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và canxi.

Cân đối các nhóm thực phẩm

Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây. Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ rằng như thế là đầy đủ chất cho con nhưng thật ra quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.

an dam 2

Không thêm mắm/ muối vào đồ ăn dặm của con

Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm, muối vào đồ ăn của con sẽ khiến món ăn đậm đà và kích thích vị giác của con. Nhưng thật ra đó là việc hoàn toàn sai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ không nên cho muối vào thức ăn của con vì thận của bé vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn của con sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức.

Phan Liên


CÔNG TY TNHH MTV VIỆT BẢO ANH
Số 443 - Cách Mạng Tháng 8 - P. Hoà Bình - TP. Biên Hoà - Đồng Nai
SHOWROOM 2
Số 432 (Số cũ: 17/3) - Cách Mạng Tháng 8 - P. Quang Vinh - Biên Hòa - Đồng Nai
Tel: 0961 164 558 - Hotline: 0902 039 973 - 0961 164 558
Website: www.baoanhshop.com - Email: baoanhshop12@gmail.com

Tin tức cùng chuyên mục


Cha ơi! Chỉ năm phút nữa thôi...

Câu chuyện này rất hay, thấm thía, mặc dù ngắn nhưng đọc xong mình có rất nhiều suy nghĩ. Hôm nay, mình muốn chia sẻ nó lại với mọi người.

Xem chi tiết

Ấn tượng với 15 thiết kế nhà chơi cho bé

Nếu bạn sở hữu một khu vườn đủ rộng thì đừng ngần ngại nghiên cứu những thiết kế dưới đây để có thể tạo ra một ngôi nhà chơi cho bé. Các nghiên cứu cho biết việc trẻ em vui chơi ngoài trời sẽ làm tăng cảm giác tự do và niềm vui của bé.

Xem chi tiết

Trẻ hay ọc sữa, nôn trớ, nguyên nhân và cách khắc phục

Chăm sóc trẻ sẽ khó khăn hơn đối với cha mẹ nếu trẻ có những hiện tượng như ọc sữa, nôn trớ trong lúc ăn hoặc bú mẹ, đó có thể là biểu hiện bình thường của cơ thể trẻ mà cũng có thể là bệnh lý cần được quan tâm, khắc phục

Xem chi tiết

Cho trẻ ngủ võng có hại không

Con tôi hơn 2 tháng tuổi. Từ khi hết tháng đầu, cứ chiều tối là cháu quấy khóc, miệng luôn ngáp nhưng không thể ngủ.

Xem chi tiết

Chữa khóc đêm hay khóc dạ đề ở trẻ em

Khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ không có biểu hiện gì bất thường, nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là "khóc dạ đề". Theo y học, hiện tượng khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ.

Xem chi tiết

Hậu quả không ngờ khi ‘cha mẹ làm bác sĩ cho con’

TS.BS Đinh Thạc, BV Nhi Đồng 1 cho biết, về mặt Y học, phụ huynh cần biết một toa thuốc bác sĩ ghi sau khi khám và chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và chỉ có giá trị trong đợt bệnh đó.

Xem chi tiết

Hậu quả của việc cha mẹ quá bao bọc con

Tiếp xúc với hai mẹ con trong chốc lát, bà Hương nhận ngay ra vấn đề khi bà mẹ làm thay con mọi thứ, kể cả việc… nói hộ. Chỉ cần con có biểu hiện như muốn đi tiểu, muốn uống nước, không để con phải lên tiếng, bà mẹ đã đáp ứng ngay cho con mà không biết mình đang làm con mất đi nhu cầu phải nói.

Xem chi tiết

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi?

Nhiễm siêu vi là một bệnh cấp tính và lây lan nhanh do siêu vi trùng gây ra, diễn tiến từ 3 đến 7 ngày. Biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ là sốt cao đột ngột từ 39- 40 độ C . Bệnh không có thuốc đặc hiệu mà chỉ chữa triệu chứng cùng với các biện pháp hỗ trợ.

Xem chi tiết